Nội dung Đại Nam thực lục

Khái quát chung

Đại Nam thực lục ghi chép các sự kiện từ khi chúa Nguyễn Hoàng trấn thủ Thuận Hóa (1558) đến đời vua Khải Định (1925) do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn.

  • Phần đầu của Đại Nam thực lục gọi là Đại Nam thực lục Tiền biên (chữ Hán: 大南寔錄前編) [5] (gồm 12 quyển) ghi chép các sự kiện lịch sử của 9 chúa Nguyễn Đàng trong từ Nguyễn Hoàng (1558) đến hết đời chúa Nguyễn Phúc Thuần (1777).
  • Phần thứ hai là Đại Nam thực lục chính biên (chữ Hán: 大南寔錄正編) (gồm 587 quyển), viết về triều đại các vua nhà Nguyễn, là phần chính yếu của bộ biên niên sử này.
Đại Nam Thực lục Chính biên ghi chép các sự kiện lịch sử từ khi Nguyễn Ánh làm chúa (1778) đến đời Đồng Khánh (1887), và sau này được viết thêm đến đời vua Khải Định (1925).
  • Cả hai phần Tiền biên và Chính biên của bộ sử Đại Nam thực lục được soạn bắt đầu từ năm 1821 (năm Minh Mạng thứ hai), sau 88 năm đến năm 1909 mới cơ bản hoàn thành (gồm toàn bộ phần Tiền biên và 6 kỷ đầu phần Chính biên).
  • Ngoài ra, Đại Nam liệt truyện tiền biên (大南列傳前編) và Đại Nam chính biên liệt truyện (大南正編列傳) cũng được xem là một phần của Đại Nam thực lục.

Đại Nam Thực lục Chính biên được phân thành 8 phần (kỷ), bao gồm:

  • Đệ nhất kỷ, gồm 60 quyển, là biên niên lịch sử nhà Nguyễn đời vua Gia Long (Nguyễn Ánh) 1778 - 1819.
  • Đệ nhị kỷ, gồm 222 quyển, là biên niên lịch sử nhà Nguyễn đời vua Minh Mạng 1820 – 1840.
  • Đệ tam kỷ, gồm 74 quyển, là biên niên lịch sử nhà Nguyễn đời vua Thiệu Trị 1841 – 1847.
  • Đệ tứ kỷ, gồm 71 quyển, là biên niên lịch sử nhà Nguyễn đời vua Tự Đức 1848 - 1883.
  • Đệ ngũ kỷ, là biên niên lịch sử nhà Nguyễn đời vua Kiến Phúc (1883 - 1885).
  • Đệ lục kỷ, là biên niên lịch sử nhà Nguyễn đời các vua Hàm NghiĐồng Khánh (1885 - 1888).
  • Đệ lục kỷ phụ biên, gồm 29 quyển, là biên niên lịch sử nhà Nguyễn đời các vua Thành Thái (19 quyển) và Duy Tân (10 quyển), trong thời kỳ (1889 - 1916).
  • Đệ thất kỷ, gồm 10 quyển, là biên niên lịch sử nhà Nguyễn đời vua Khải Định (1916 - 1925).

Trước năm 2003, bộ Đại Nam thực lục chính biên được lưu trữ tại Việt Nam chỉ gồm 6 phần từ đệ nhất kỷ đến đệ lục kỷ. Đến năm 2003, hai phần đệ lục kỷ phụ biên và đệ thất kỷ được ông Roger Ngô Thiết Hùng phát hiện ra là đang được lưu trữ tại trường Viễn Đông Bác cổ Paris, sau đó gửi tặng cho Viện Sử học Việt Nam bản sao chụp[6].

Đại Nam thực lục tiền biên

Đại Nam thực lục tiền biên xuất bản năm 1844.

Nội dung Đại Nam thực lục tiền biên
QuyểnChúa NguyễnThời kỳ
1Thái Tổ Gia Dụ Hoàng đế (Nguyễn Hoàng)1558–1613
2Hy Tông Hiếu Văn Hoàng đế (Nguyễn Phúc Nguyên)1613–1635
3Thần Tông Hiếu Chiêu hoàng đế (Nguyễn Phúc Lan)1635–1648
4Thái Tông Hiếu Triết Hoàng đế, thượng (Nguyễn Phúc Tần)1648–1662
5Thái Tông Hiếu Triết Hoàng đế, hạ (Nguyễn Phúc Tần)1663–1687
6Anh Tông Hiếu Nghĩa hoàng đế (Nguyễn Phúc Thái)1687–1691
7Hiển Tông Hiếu Minh Hoàng đế, thượng (Nguyễn Phúc Chu)1691–1706
8Hiển Tông Hiếu Minh Hoàng đế, hạ (Nguyễn Phúc Chu)1707–1725
9Túc Tông Hiếu Ninh hoàng đế (Nguyễn Phúc Chú)1725–1738
10Thế Tông Hiếu Vũ Hoàng đế (Nguyễn Phúc Khoát)1738–1765
11Duệ Tông Hiếu Định Hoàng đế, thượng (Nguyễn Phúc Thuần)1765–1774
12Duệ Tông Hiếu Định Hoàng đế, hạ (Nguyễn Phúc Thuần)1775–1777

Đại Nam thực lục chính biên

Nội dung Đại Nam thực lục chính biên
KỷHoàng đếThời kỳQuyển (vol.)Năm xuất bảnGhi chú
1Gia Long1778–1819601847lúc còn là chúa Nguyễn: vol. 1–17

lúc làm Hoàng đế: vol. 18–60

2Minh Mạng1820–18402201861
3Thiệu Trị1841–1847741877
4Tự Đức1847–1883701894kỷ bổ sung cho phế đế Hiệp Hòa được thêm vào quyển 70.
5Kiến Phúc1883–188581900kỷ của Kiến Phúc: vol.1–4.

kỷ bổ sung cho phế đế Hàm Nghi (vol.5–8) được thêm vào cuối kỷ của Kiến Phúc.

6Đồng Khánh1885–1888111909
6 (kỷ bổ sung)Thành Thái & Duy Tân1889–191629không xuất bản

(hoàn thành năm 1935)

Cả hai vua đều bị phế nên không ghi số kỷ.

Kỷ Thành Thái: vol. 1–19;

Kỷ Duy Tân: vol. 20–29

7Khải Định1916–192510không xuất bản

(hoàn thành năm 1935)

Đại Nam liệt truyện tiền biên

Đại Nam liệt truyện tiền biên xuất bản năm 1852.

Nội dung của the Đại Nam liệt truyện tiền biên
Volume No.

(quyển)

Tiểu sử củaNotes
1phi tầnphi tần của chúa Nguyễn
2hoàng tử & công chúacon trai và con gái của chúa Nguyễn
3–6quan lạiquan lại của chúa Nguyễn
6quan lại, ẩn sĩ, cao tăng, phản tặc, ác quan

Đại Nam chính biên liệt truyện

Đại Nam chính biên liệt truyện gồm hai bộ. Bộ thứ nhất (sơ tập, ) xuất bản năm 1889; bộ thứ hai (nhị tập, ) xuất bản năm 1895.

Nội dung Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập
QuyểnTiểu sử củaGhi chú
1phi tầnphi tần của Nguyễn Phúc Luân và Gia Long
2hoàng tửcon trai của Nguyễn Phúc Luân và Gia Long
3công chúacon gái của Nguyễn Phúc Luân và Gia Long
4–28quan lại cao cấpquan lại triều Gia Long vol. 28 gồm tiểu sử của Hà Hỉ Văn (Hé Xǐwén, cướp biển người Hoa), Nguyễn Văn Tồn (người gốc Khmer), Hà Công Thái (người Thượng), Bá Đa Lộc (Pierre Pigneau de Behaine) và Vinh Ma Ly (Vinhly Malu, cướp biển người Xiêm Mã Lai)
29liệt nữ, người làm việc nghĩa
30Nguỵ triều Tây Sơnlãnh đạo nhà Tây Sơn.

gọi là Nguỵ Tây để chỉ sự phản nghịch với nhà Nguyễn.

31–33ngoại quốcvol.31: Cao Man (Cambodia);

vol.32: Xiêm La (Siam), Thủy Xá - Hỏa Xá (Thủy Xá - Hỏa Xá); vol.33: Miến Điện (Myanmar), Nam Chưởng (Vương quốc Luang Phrabang), Chiêm Thành (Champa), Vạn Tượng (Vương quốc Viêng Chăn)

Nội dung Đại Nam chính biên liệt truyện nhị tập
QuyểnTiểu sửGhi chú
1–4phi tầnphi tần của Minh Mạng, Thiệu TrịTự Đức
5–8hoàng tửcon trai của Minh MạngThiệu Trị
9–10công chúacon gái của Gia Long (chỉ có một người), Minh MạngThiệu Trị
11–39quan lạiquan lại từ 1820 đến 1888
40–41người đức hạnh
42người làm việc nghĩa
43ẩn sĩ, cao tăng
44liệt nữ
45–46thủ lĩnh nổi loạnvol.45: Lê Văn Khôi

vol.46: Nông Văn Vân, Cao Bá Quát